Xác Định Mỡ Máu Cao Bằng Cách Nào?

Tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu gọi tắt là mỡ máu cao, gây tăng lượng cholesterol có hại và giảm lượng cholesterol có lợi đối với cơ thể. Đây là bệnh lý có nguy cơ cao dẫn tới cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, tai biến …

Các dấu hiệu của mỡ máu cao

Có những cơn đau thắt ngực không thường xuyên; thời gian ngắn, tự mất đi, không cần điều trị nhưng có thể tái diễn bất cứ lúc nào. Hoặc bệnh nhân có cảm giác khó chịu vùng ngực như bị đè nặng, đầy tức, bóp nghẹt; kéo dài từ vài phút tới vài chục phút. Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện khi gắng sức; và giảm khi nghỉ, có thể kèm theo khó thở; đau tức lan sang một hoặc hai bên cánh tay; hướng ra sau lưng, lên cổ, hàm hoặc ở vùng dạ dày.

Có những dấu hiệu bất thường như: buồn nôn; đau đầu, vã mồ hôi tự nhiên, hoa mắt chóng mặt, bứt rứt trong người, thở ngắn hồi hộp; cơ thể phì mập nhưng giảm sút sức lao động, thường xuyên mệt mỏi.

Có ban vàng dưới da, nốt phồng to bằng đầu ngón tay; màu vàng nhạt, bề mặt bóng loáng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, lưng, ngực, bắp đùi, gót chân,… không đau và không ngứa.

Bốn chỉ số xét nghiệm mỡ máu cao

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh mỡ máu cao; bệnh nhân cần đi xét nghiệm các thành phần lipid nhằm kiểm tra nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu để chẩn đoán xác định bệnh. Mẫu máu thường được lấy vào buổi sáng; lúc đói, lấy khoảng 3ml máu. Khi xét nghiệm mỡ máu, bệnh nhân cần quan tâm tới các kết quả chỉ số mỡ máu sau:

1.Tăng cholesterol toàn phần

Cholesterol là một chất béo ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể; được vận chuyển trong huyết tương của con người. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào; sợi thần kinh và các nội tiết tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, cholesterol còn giúp gan sản xuất ra acid mật hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của cơ thể.

Xét nghiệm cholesterol toàn phần được chỉ định cho những bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu; xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư, tăng huyết áp hoặc thực hiện để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người béo phì hoặc trên 40 tuổi.

Chỉ số cholesterol toàn phần ở người bình thường ở mức 3,9-5,2 mmol/l. Cholesterol tăng là dấu hiệu cho thấy người bệnh bị mỡ máu cao hoặc các bệnh lý khác như hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, xơ vữa động mạch,…

2. Tăng triglyceride

Triglyceride được hiểu là: khi acid béo tự do được hấp thu qua gan sẽ chuyển thành cholesterol, lượng acid béo dư thừa sẽ biến thành triglyceride. Xét nghiệm triglyceride được chỉ định cho những bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, hội chứng thận hư, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm tụy hoặc dùng kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người trên 40 tuổi hoặc người bị béo phì.

Chỉ số triglyceride ở người bình thường là 0,5- 2,29 mmol/l. Nếu chỉ số triglyceride cao hơn mức này sẽ củng cố chẩn đoán bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, béo phì, đái tháo đường, hội chứng thận hư.

3. Tăng LDL-cholesterol

Cholesterol kết hợp với LDL-c (cholesterol gây hại cho cơ thể) vận chuyển cholesterol vào máu, thấm vào thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Xét nghiệm LDL-cholesterol thường chỉ định cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đái tháo đường, tăng huyết áp,…

Chỉ số LDL-cholesterol bình thường là 3,4 mmol/l. Tình trạng tăng LDL-cholesterol cảnh báo bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, béo phì,…

4. Giảm HDL-cholesterol

Cholesterol kết hợp với HDL-c; (cholesterol có lợi cho cơ thể) có tác dụng chống lại quá trình xơ vữa động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa từ thành mạch trở về gan. Xét nghiệm HDL-cholesterol thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc phải chứng rối loạn mỡ máu; tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người trên 40 tuổi.

Chỉ số HDL-cholesterol bình thường là ≥ 0,9 mmol/l. HDL-cholesterol giảm cảnh báo bệnh máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,…

Tầm soát mỡ máu cao nên làm gì ?

Từ thực tế xảy ra ở các bệnh nhân mỡ máu cao; cho thấy căn bệnh này diễn biến khá lặng lẽ, khi có triệu chứng thường cảnh báo bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng; có biến chứng và khó điều trị hiệu quả. Do vậy, mỗi người nên thực hiện khám sức khỏe; và thường xuyên sử dụng An huyết Nam Việt; để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân; và có biện pháp ứng phó phù hợp khi mắc phải một số bệnh lý như máu nhiễm mỡ, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư,…