Khi chạy facebook ads chắc hẳn ai cũng mong muốn tôi ưu hóa để đêm lại hiệu quả. Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ cho anh em về việc sử dụng AB testing nhằm tối ưu hóa facebook ads nhé. Mời anh em cùng theo dõi.
Sử dụng AB testing nhằm:
- Lọc đối tượng khách hàng tiềm năng / Cải thiện tệp khách hàng hiện có
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Ad
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Vì sao bạn nên sử dụng AB testing?
AB Testing là phương pháp so sánh trực tiếp 2 phiên bản của cùng 1 đối tượng (Website, Ads, App, etc.) trong cùng 1 hoàn cảnh để tìm ra phiên bản tốt hơn. Thông thường 2 phiên bản chỉ khác nhau ở 1 đặc điểm duy nhất. AB Testing là phương pháp căn bản phổ biến nhất; so với các phương pháp tối ưu hóa khác nó có các ưu điểm:
- Đơn giản, không yêu cầu kiến thức hoặc kĩ năng quá cao
- Hiệu quả có thể thấy ngay
- Có thể áp dụng gần như trong mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong tự nhiên
- Không chỉ giúp tối ưu kết quả campaign, nó còn cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích để hiểu thêm về nhóm khách hàng mục tiêu
- Chi phí thấp.
Sử dụng AB testing
Bước 1: Xác định chỉ số cần tối ưu hóa
VD như: Giá mỗi lượt comment, giá mỗi lượt like page, tỉ lệ chuyển đổi, v.v.
Trong bài viết mình sẽ chọn tối ưu Tỉ Lệ Hoàn Vốn Đầu Tư (ROI – Tổng doanh thu chia Tổng chi phí quảng cáo)
Bạn nên lưu lại giá trị trung bình hiện tại của chỉ số đó để 2-6 tháng sau so sánh lại.
Bạn cũng nên chọn thêm 1 số KPI liên quan trực tiếp đến nó để cái nhìn bao quát hơn.
Bước 2: Xác định đơn vị so sánh
Độ chính xác của AB Testing bị ảnh hưởng mạnh khi quy mô test quá nhỏ ( ngân sách, Thời gian, lượng người truy cập, v.v). Đây là lí do lớn nhất khiến nhiều bạn sử dụng AB Testing thời gian dài nhưng kết quả vẫn không được cải thiện.
Chúng ta cần 1 công cụ xác nhận lại độ chính xác của kết quả. Công cụ mà mình chọn là SIGNIFICANCE TEST. Nhưng nó chỉ áp dụng được khi mẫu thử và kết quả có cùng 1 “đơn vị” để có thể tính ra Tỉ lệ chuyển đổi / Tỉ lệ thành công (Conversion Rate).
Ví dụ:
– 2000 người click thì có 2 người mua hàng (Áp dụng được, TLCĐ là 0.1%)
– 2000 người click thì doanh thu được 2.000.000VND (Không áp dụng được)
– 2000 người click thì được 4 đơn hàng (Áp dụng được, TLCĐ là 0.4%)
Ở trường hợp của mình muốn tối ưu ROI nhưng mình sẽ không dùng VND mà sử dụng.
Bước 3: Xác định chỉ tiêu WINNER/LOSER
Nhiều trường hợp 2 phiên bản sẽ có kết quả khá gần nhau vd 90-100. Bạn nên cân nhắc kĩ chỉ tiêu để chọn ra Winner/Loser. VD như nếu B có kết quả thấp hơn hoặc bằng 80% của A thì sẽ bị xem là Loser và loại.
Điều này rất quan trọng vì đôi khi bạn sẽ mất 1 nhóm lớn khách hàng khi nhóm đó bị xem là Loser. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng. Chúng ta sẽ quay lại test các yếu tố cũ sau mỗi 2-6 tháng để chắc chắn chỉ loại nhưng Loser thật sự kém.
Bước 4: Xác định các yếu tố cần test
- Design Ad: Ảnh có mặt người, phong cảnh, màu sắc, bố cục,…
- Nội dung Ad: Headlines, Text, CTA,…
- Hình thức đấu thầu: Impression, Link Click, Conversion,…
- Sản phẩm: Sản phẩm cao cấp, sản phẩm tầm trung, sản phẩm mới,…
- Tệp khách hàng: Độ tuổi, giới tính, khu vực, sở thích,…
- Vị trí hiển thị: Mobile, Desktop Newsfeed, Column,…
- Thiết bị: Android, iPhone, Desktop, Tablet/Phone,…
- Thời gian: Giờ trong ngày, ngày trong tuần, ngày trong tháng,…
- Định dạng Ad: Single/Multiple Images, Product Catalog, Canvas,…
Các bạn thường sẽ không biết test cái nào trước. Lời khuyên của mình chính là các bạn hãy kiên nhẫn, test từng cái một. Bạn nên bắt đầu với những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả, sau đó mới đến các yếu tố nhỏ hơn.